Nguyên nhân gây viêm họng do nhiệt độc tích tụ gây tổn thương phế khiến họng đau, sưng, ngứa rát, nổi hạt… Đông Y thường phối hợp các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa tiêu diệt “nhiệt độc” - gốc rễ của bệnh.
Dưới đây là 5 loại thảo dược chữa viêm họng hiệu quả.
Chúng tôi luôn cập nhật thông tin hữu ích về những bệnh thường gặp nhất, chia sẽ các kinh nghiệm phòng bệnh và cách điều trị bệnh, chỉ các mẹo chữa bệnh hay các bài thuốc dân gian hay để người thân của bạn luôn khỏe mạnh
Tên khoa học: Belamcanda sinensis (L) DC, thuộc họ Lay ơn (Iridaceae). Xạ can được dùng làm thuốc từ 2000 năm về trước, thường xếp vào loại thuốc “thanh nhiệt giải độc” của Đông y, rất hiệu nghiệm với bệnh viêm họng.
Theo YH cổ truyền, Xạ can có vị đắng, tính hàn, quy kinh Phế. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu đờm lợi yết nên ứng dụng để trị các chứng hầu họng sưng đau, đàm thịnh ho suyễn…
Nghiên cứu của YH hiện đại (YHHĐ) cho thấy: xạ can có các Glucozit: Belacandin (C24H24O12), tectoridin (C22H22O11), Iridin (C24H28O4), Magiferin và Shekanin (Xạ can tố) có tác dụng chống nấm và ngừa virus đường hô hấp.
Kim ngân hoa (Nhẫn đông, Ngân hoa…)
Tên khoa học: Lonicera spp, thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae).
Theo YH cổ truyền, kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt nên dùng để điều trị các chứng viêm họng, ung nhọt, mẩn ngứa.
Còn theo YH hiện đại: Kim ngân hoa có thành phần hóa học chính gồm Flavonoid (inosid, lonicerin), saponin… tác dụng kháng khuẩn, ức chế nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn lao ở người, các loại nấm ngoài da, spirochete, virut cúm); chống viêm rất tốt.
Bồ công anh (Rau bồ cóc, Diếp dại…)
Tên khoa học là Lactuca indica, họ Cúc (Asteraceae).
Theo YH cổ truyền: Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết, thường được phối hợp để trị các chứng sưng viêm, nhọt độc, lở loét.
Theo YH hiện đại: Bồ công anh thành phần chính gồm Flavonoid, chất nhựa…có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, chống nấm Candida… gây viêm họng; chống viêm, tiêu sưng.
Bảy lá một hoa (Thất diệp nhất chi hoa, Độc cước liên…)
Tên khoa học Paris poluphylla Sm. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Theo YH cổ truyền: Bảy lá một hoa có vị đắng, tính hàn, quy kinh phế. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, giảm ho, giảm sưng viêm, phù nề họng (tiêu thũng chỉ thống), đau rát do viêm họng…Ngoài ra còn làm giảm chứng ho hen, suyễn, sốt cao co giật…
Theo YH hiện đại: thảo dược này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…gây viêm họng. Tiêu diệt virus cúm. Làm giãn phế quản, chống co thắt. Trừ đờm và giảm ho, giảm đau rát, chống viêm.
Huyền sâm (Hắc sâm, Nguyên sâm…)
Tên khoa học: Scrophularia spp. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Theo YH cổ truyền: Huyền sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa giải độc, dưỡng âm sinh tân, tán kết, chỉ khát, lợi yết hầu, nhuận táo giúp tác động nhanh vào nhiệt độc tích tụ ở phế, giảm sưng viêm, phục hồi niêm mạc họng, giảm ho môt cách nhanh chóng
Theo YH hiện đại: thành phần gồm huyền sâm tố (Scrophularin), alcaloid, asparagin, tinh dầu, acid béo và các chất đường giúp giảm sốt, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn nên được ứng dụng trong điều trị các chứng bệnh có sốt, viêm họng hạt, viêm họng mạn tính, viêm amidan cấp và mạn, viêm phế quản mạn tính…
Kết hợp Đông - Tây y chữa viêm họng
Viêm họng thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát, do đó, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên kết hợp cả Đông y lẫn Tây y để trị bệnh.
Ưu điểm của Đông Y là tác động vào tận gốc rễ của bệnh, có khả năng làm lành các tổn thương vùng họng, tái tạo niêm mạc họng hiệu quả, đồng thời bảo vệ họng trước các tác nhân gây bệnh. Nhược điểm của phương pháp này là bệnh được loại bỏ một cách từ từ, nhanh thì từ 7- 21 ngày , chậm thì khoảng 4-8 tuần.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm Đông Y giúp hỗ trợ chữa viêm họng hiệu quả. Nên chọn các sản phẩm được làm dược liệu tự nhiên, sạch và an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép của Bộ Y Tế & Cục VSATTP.
Bệnh Thường Gặp |
Dạy Trẻ |
Bệnh Lây Truyền |
Ẩm Thực |
Món Ăn – Bài Thuốc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét